Thứ Tư, 17/4/2024
Phú Thọ triển khai OCOP gắn với vận động bảo tồn và phát huy các sản phẩm lợi thế, du lịch văn hóa

Ngoài ra với gần 500 hợp tác xã (HTX), trong đó 351 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 75 làng nghề có nhiều sản phẩm mẫu mã, chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đã góp phần lưu giữ được nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển và góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Sớm xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) sẽ tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng bắt tay vào cuộc, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng, tham gia; phân công nhiệm vụ, tăng cường phối hợp trong hệ thống chính trị để triển khai các nội dung chương trình, các phong trào thi đua lao động, sản xuất tạo sức lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị và người dân. 

UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia chương trình củng cố, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng giá trị các sản phẩm tham gia OCOP đáp ứng các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy định. Trong đó, chú trọng phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương, hình thành vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… 

Tỉnh đã tổ chức xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP; tổ chức thành công Hội chợ quảng bá, kết nối giao thượng sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh Phú Thọ năm 2020; hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh… Đến hết năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 28 danh mục sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh (trong 20 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai OCOP trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Hoạt động của Ban chỉ đạo ở một số huyện, xã có các sản phẩm đặc trưng, đặc sản có lúc còn thiếu quyết liệt, sát sao. Bên cạnh đó, nhận thức của các chủ thể kinh tế và người dân có lúc, có nơi chưa đầy đủ...

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được của OCOP, gắn với bảo tồn và phát huy các sản phẩm lợi thế, dịch vụ du lịch nông thôn, trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nội dung và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động để mọi người dân, các tổ chức thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi tham gia và thực hiện OCOP.

Thứ hai, đề cao vai trò, trách nhiệm, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể. Quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chỉ đạo, bộ máy giúp việc OCOP các cấp đồng bộ, hiệu quả, có đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế. Vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách và có phương thức huy động nguồn lực phù hợp. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP, tạo động lực phát triển phong trào ngày càng mạnh mẽ. 

Thứ ba, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm đặc biệt các sản phẩm đã được xếp hạng đạt chuẩn OCOP gắn với du lịch; ứng dụng thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý tốt nhãn hiệu sản phẩm OCOP đã được công nhận của tỉnh.

Thứ tư, phát triển và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Đối với các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm mới: Thực hiện phát triển sản phẩm theo chu trình OCOP; hỗ trợ các chủ thể định hướng, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm; tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, phát triển sản phẩm thành sản phẩm OCOP. Ưu tiên hỗ trợ, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa, phát triển và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lượng là những sản phẩm đặc trưng, đặc sản, chủ lực, có thế mạnh theo hướng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, các tổ chức kinh tế, cá nhân phát triển sản xuất nông sản thực phẩm hàng hóa đặc trưng có tiềm năng lợi thế của địa phương gắn với phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển các làng nghề nông thôn gắn với dịch vụ du lịch.

Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng OCOP, tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ thể phát triển thị trường, kênh phân phối sản phẩm OCOP; đồng thời tiếp tục hỗ trợ, nâng cấp, phát triển sản phẩm OCOP ở hạng sao cao hơn.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa, nhãn hiệu, logo của tổ chức, cá nhân đã được công nhận sản phẩm OCOP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các tổ chức cá nhân, sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo quy định thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi quyết định, giấy chứng nhận sản phẩm OCOP...

Thứ sáu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách mạnh, phù hợp để thúc đẩy và huy động được nguồn lực xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ thỏa đáng cho phát triển các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia, gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; đồng thời khơi dậy, thúc đẩy được tính sáng tạo từ chủ thể, doanh nghiệp, HTX, làng nghề tham gia Chương trình OCOP.

Thanh Sơn


Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất