Thứ Ba, 7/5/2024
  • Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ III thành công tốt đẹp

    (Danvan.vn) Sáng 16/9, tại thành phố Thái Nguyên đã khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ III, năm 2019, với chủ đề “Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”.

  • Thái Nguyên: Đổi thay từ những bản làng vùng xa

    Ở những nơi vùng sâu vùng xa, đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn. Cũng ở nơi đây có những con người rất dung dị, hiền hòa, thân thiện, những con người đang từng ngày với tâm huyết với hy vọng, nỗ lực thay đổi diện mạo từng bản làng, đời sống của người dân ngày một khởi sắc... Mỗi người được ví như những bông hoa đẹp đang từng ngày khoe sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đóng góp của họ đã góp phần cùng với chính quyền và nhân dân từng bước thay đổi diện mạo bản làng nơi vùng cao xa xôi.  

  • Thanh Hóa: Tăng cường hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    Nhằm vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng, toàn diện cho mọi trẻ em, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoan 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

  • Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Cư Pơng

    Trong thời kỳ kháng chiến, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, là vùng căn cứ vững chắc, quân và dân đồng lòng đi theo cách mạng, anh dũng chiến đấu cho đến ngày giải phóng. Ngày nay, trong công cuộc dựng xây đất nước, đồng bào các dân tộc xã Cư Pơng tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, chung tay phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

  • Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

    Được người dân tin tưởng, tín nhiệm 2.051 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực phát huy vai trò là đầu tàu, gương mẫu trong cộng đồng dân cư. Thông qua việc tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã góp phần giữ vững an ninh trật tự; xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

  • Bác Ái: Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận hiện có 10 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai, chiếm trên 87%. Xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, huyện Bác Ái đã huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt các chính sách chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

  • Bình Liêu: Nỗ lực nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Là địa phương vùng sâu, vùng xa của Quảng Ninh, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 96%, công tác dân tộc ở Bình Liêu luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện kịp thời các chính sách đặc thù cho vùng đồng bào DTTS.

  • Quang Bình, Hà Giang: Hiệu quả từ lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi”

    Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thực hiện lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi” ở xã, thôn. Cách làm này vừa giữ vững tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể, nâng cao năng lực, hiệu quả và sức chiến đấu của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, vừa tạo động lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

  • Cần chú trọng vấn đề phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    (Danvan.vn) Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị số 45-CT/TW đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào các dự thảo văn bản Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc.

  • Hội thảo Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (Danvan.vn) Sáng ngày 08/8, tại Hà Nội Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương khóa IX về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông tổ chức Hội thảo Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội thảo.

  • Nhân rộng mô hình 'bản người Mông tự quản' vùng cao Yên Bái

    Mô hình “bản người Mông tự quản” được triển khai từ tháng 10/2017, tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái). Sau gần hai năm triển khai, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Mông từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm.

  • Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Quang

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tư tưởng xuyên suốt của Người về “đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống đồng bào” trở thành kim chỉ nam cho công tác chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta nói chung; cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nói riêng. Và bức tranh khởi sắc vùng đồng bào DTTS huyện Bắc Quang chính là minh chứng sinh động cho việc thấm nhuần tư tưởng cao quý của Người về công tác dân tộc.

  • Huyện Chợ Mới: Thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

    Thời gian qua, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ hộ nghèo và giữ vững an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

  • Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cam Lộ

    Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có 01 bản dân tộc thiểu số - người Vân Kiều, thuộc thôn Bản Chùa - xã Cam Tuyền, gồm 88 hộ và 400 nhân khẩu, chiếm 0,65% dân số trong toàn huyện. Diện tích đất tự nhiên 193,7 ha. Mặc dù số lượng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ ít, nhưng cấp uỷ và chính quyền luôn quan tâm xây dựng nhiều chủ trương, kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.

  • Quỳnh Nhai thực hiện tốt chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Những năm qua, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư (TĐC) thủy điện Sơn La; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ là con em đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo.

Xem nhiều nhất