Thứ Sáu, 10/5/2024
  • Đảm bảo an ninh dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay

    (Danvan.vn) Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; đảm bảo an ninh dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Với vị trí địa lý đặc thù, tỉnh Gia Lai luôn chịu tác động mạnh mẽ từ an ninh phi truyền thống. Vấn đề dân tộc, tôn giáo, tình hình di cư tự do... đã tác động mạnh đến an ninh trên địa bàn tỉnh.

  • Công tác dân vận tham gia thúc đẩy bình đẳng giới ở các tỉnh miền núi Tây Bắc

    (Danvan.vn) Bình đẳng giới là vấn đề cấp thiết, quan trọng cần được giải quyết để hướng tới một xã hội công bằng, bình đẳng, đây cũng là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của Liên Hợp Quốc. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” và bình đẳng giới là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm; được thể hiện qua những quy định rõ ràng và xuyên suốt trong các bản hiến pháp cũng như trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

  • Vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo “sống tốt đời đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định

    (Danvan.vn) Nam Định là tỉnh trọng điểm về tôn giáo của cả nước, với 3 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành. Ngoài ra, có nhiều tín ngưỡng với khoảng 4.000 di tích đình, đền, miếu, phủ, trong đó có di tích Phủ Dầy gắn với di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận.

  • Những ngôi chùa ở Trường Sa

    (Danvan.vn) Lễ khánh thành 3 ngôi chùa Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A vừa được tổ chức trang trọng. Như vậy đến nay trên huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã có 9 ngôi chùa được khôi phục, xây dựng.

  • Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bình Dương

    (Danvan.vn) Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, Bình Dương hiện có 30 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với 8.203 hộ, 31.169 nhân khẩu (chiếm 1,198% dân số toàn tỉnh), trong đó đồng bào Khmer có 1.767 hộ, với 7.666 nhân khẩu (chiếm 0,29% dân số trong toàn tỉnh). Đồng bào dân tộc Khmer sống tương đối tập trung ở xã An Bình, huyện Phú Giáo với 291 hộ, với 1.089 khẩu. Ngoài ra, hiện có 34.070 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long di cư đến Bình Dương.

  • Phát huy vai trò của người có uy tín trong việc giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới tỉnh Điện Biên

    (Danvan.vn) Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 129 xã, phường, thị trấn, có 1.445 thôn, bản, tổ dân phố. Dân số trên 60 vạn người, gồm 19 dân tộc (trong đó dân tộc Mông chiếm 38,12%, Thái 35,69%, Kinh 17,38%, Khơ Mú 3,30%, còn lại là các dân tộc khác).

  • Công tác dân vận tham gia xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông

    (Danvan.vn) Đắk Nông là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc Mnông, Mạ, Êđê; nơi giao thoa và lưu giữ nhiều vốn văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ có hệ thống các nghi lễ - lễ hội đặc sắc, kho tàng truyện cổ, dân ca, dân vũ, văn hóa thổ cẩm đặc trưng... Đặc biệt, văn hóa cồng chiêng đã góp phần làm nên “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại; kho tàng Sử thi (Ót Ndrong) và Nghệ thuật trình diễn dân gian Nau MPring (dân ca) của người Mnông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • Tình huống và xử lý tình huống trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số

    (Danvan.vn) Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận trong công tác dân vận, công tác dân tộc. Nội dung chủ yếu của công tác vận động đồng bào DTTS là: tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách, pháp luật về dân tộc; tạo điều kiện cho đồng bào DTTS lao động, làm ăn, sinh sống đúng pháp luật; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS; vận động đồng bào DTTS tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo.

  • Chuyện ghi trên những con đường

    (Dan van.vn) Nếu nói trong những năm qua, việc làm giao thông ở tỉnh Hà Giang là một kỳ tích, thì huyện Mèo Vạc phải được kể đến. Các tuyến giao thông ở huyện Mèo Vạc phần lớn được mở trên núi đá, nghĩa là công sức phải bỏ ra rất lớn. 

  • Đồng bào Công giáo thị xã Kỳ Anh “kính Chúa yêu Nước”, “sống tốt đời đẹp đạo”

    (Danvan.vn) Thị xã Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, là địa phương có 16.425 tín đồ Công giáo (chiếm 19,41% dân số toàn thị xã); 8/11 xã, phường và 12/78 thôn, tổ dân phố có đồng bào Công giáo sinh sống, trong đó có 9 thôn là giáo toàn tòng. Trong nhiều năm qua, đồng bào Công giáo ở thị xã Kỳ Anh đã chung sức, đồng lòng, góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội, đóng góp tích cực vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, làm thay đổi diện mạo nhiều miền quê, góp phần vào sự phát triển chung  của thị xã Kỳ Anh.

  • Gia Lai: Xây dựng, phát huy mô hình tự quản cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (Danvan.vn) Là tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các mô hình tự quản tại các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

  • Nét mới trong công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng trọng điểm tôn giáo tỉnh Tây Ninh

    (Danvan.vn) Tây Ninh có dân số khoảng 1,2 triệu người; có 22 dân tộc với hơn 5.127 hộ và 19.648 khẩu, chiếm 1,69% dân số; có 08 tôn giáo với khoảng 808.396 tín đồ, chiếm tỉ lệ 69% dân số, là nơi đặt tổ đình Trung ương Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Tỉnh có đường biên giới dài 240km giáp với 03 tỉnh của Vương quốc Campuchia và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận trong đồng bào dân tộc, tôn giáo được cấp ủy, chính quyền, các ngành các cấp trong tỉnh thường xuyên quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

  • Tiếng khèn - âm thanh giữ hồn người Mông ở Yên Bái

    (Danvan.vn) Theo phong tục tập quán từ bao đời nay, người Mông ở Yên Bái thích ở trên những triền non cao của đại ngàn, để đón những dải nắng vàng được sớm hơn, hứng những giọt sương đêm đọng trên lá thêm phần nặng hạt. Ban ngày người Mông làm việc hết mình, tối về lại say sưa bên điệu múa khèn, bát rượu ngô. Thế mới thấy rằng, đời sống của người Mông tuy còn vất vả nhưng vô cùng phóng khoáng, phong phú và đầy màu sắc. Chẳng thế mà những bộ váy áo của cô gái Mông lúc nào cũng rực rỡ như bông hoa đào rừng đương vào độ xuân chín, như lông con chim rừng đang mùa hót vui.

  • Công tác dân vận góp phần đẩy mạnh thực hiện chính sách an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (Danvan.vn) Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi Việt Nam chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 DTTS chiếm trên 14,7% dân số cả nước, với 51/63 tỉnh, thành phố, 463 đơn vị cấp huyện và 3.434 đơn vị cấp xã có đồng bào DTTS sinh sống. Đây là các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái, có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và dịch vụ.

  • Phát huy vai trò của các tổ chức, chức sắc, chức việc tôn giáo trong công tác thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo

    (Danvan.vn) Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đang tồn tại. Hiện có khoảng 26 triệu người theo các tôn giáo khác nhau, chiếm 28,4% dân số; có 41 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) được Nhà nước công nhận tổ chức hoặc được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo (1).

1 2 3

Xem nhiều nhất