Thứ Bảy, 11/5/2024
Cầu Giấy (TP. Hà Nội) : Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
 
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND quận Cầu Giấy. 


Tại hội nghị, TS Lê Đăng Khoa - Phó Trưởng khoa Pháp luật Dân sự và Kiểm sát dân sự, Đại học Kiểm sát cho biết, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 6 chương, 91 điều - là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo tính thực thi và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; góp phần thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Bên cạnh đó, Luật còn quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Trong đó, quy định các vấn đề cơ bản như: Nguyên tắc thực hiện; quyền của công dân; quyền thụ hưởng của công dân; các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở; xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; những nội dung chính quyền phường phải công khai; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở phường…

Cũng tại hội nghị, TS Lê Đăng Khoa đề nghị chính quyền các địa phương cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống chính trị. Phát huy vai trò cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, chú trọng dân chủ ở cơ sở.

Phát huy dân chủ gắn với nâng cao dân trí, nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ cần phải được nâng lên ở các cấp, các ngành thông qua một loạt các hoạt động của chính quyền như công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, cải cách hành chính, công tác tiếp công dân, đối thoại, xử lý đơn thư, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ, hội nghị người lao động. Đồng thời, phát huy dân chủ với cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân được tốt nhất.

“Dân chủ đi đôi với kỷ cương trật tự, kỷ luật chống vi phạm pháp luật. Dân chủ gắn với pháp chế, trật tự xã hội cần thiết, nâng cao tính pháp quyền, tuân phủ pháp luật. Cần bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và xử sự của công dân” - TS Lê Đăng Khoa nhấn mạnh.

(kinhtedothi.vn) 

Gửi cho bạn bè

Các tin khác

Xem nhiều nhất