Chủ Nhật, 28/4/2024
Đà Nẵng: Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

Đến dự có các đồng chí: Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng; đại diện Cơ quan Thường trực Ban Dân vận Trung ương tại Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo các ban, ngành của thành phố Đà Nẵng.

 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết và
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng Lê Văn Trung
trao bảng tượng trưng cho các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu

Kết quả tích cực trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

Trên cơ sở báo cáo của Ban Dân vận Thành ủy và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố cho thấy: Kết quả hơn 25 năm Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, tinh thần đoàn kết, thống nhất xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang, với nhiều chính sách thiết thực, nhân văn như các chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua đó, củng cố, làm sâu sắc hơn phương châm “Đảng nói - Dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động - Dân theo; Chính quyền làm - Dân ủng hộ”; khẳng định “cái được” lớn nhất của thành phố trong thời gian qua chính là “được lòng dân” như lãnh đạo Trung ương đã khẳng định.

Trong nhiều năm qua, Đảng bộ thành phố luôn xác định công tác dân vận, vận động, tập hợp quần chúng nhân dân là nội dung hết sức quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thành phố. Xác định phong trào “Dân vận khéo” là sự đổi mới về phương thức hoạt động của công tác dân vận, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị chú trọng triển khai phong trào rộng khắp trên toàn thành phố, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội. Đến nay, thành phố có hơn 700 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phong cách dân vận của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức các cấp; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn kết, thúc đẩy và tăng hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tập hợp, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện phong trào thi đua trên địa bàn thành phố vẫn còn một số mặt hạn chế, khó khăn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa sâu sát, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Công tác truyền thông chính sách chưa thật sự hiệu quả. Việc rà soát, kiểm tra, đánh giá, nhân rộng các mô hình điển hình chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản và thiếu nguồn lực thực hiện...

Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất