Thứ Bảy, 4/5/2024
  • "Dân vận khéo" ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

    Trong gần 10 năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Gia Lai có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân và đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” điển hình, tiêu biểu trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

  • Ông Nguyễn Văn Phương - gương điển hình dân vận khéo

    Ấp 6, xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - vùng đất nhiễm nặng phèn chua năm xưa giờ đang đổi thay từng ngày. Đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, 100% hộ có điện và nước sạch sử dụng, những tuyến đường đan, nhựa hóa phục vụ tốt nhu cầu đi lại, giao thương buôn bán. Với đặc thù là vùng đất chuyên canh nông nghiệp 3 vụ lúa/năm, thu nhập bình quân đầu người là 14 triệu đồng/người/năm, sau nhiều năm phấn đấu, hiện ấp chỉ còn dưới 30 hộ nghèo, chiếm 0,48%.

  • Dân vận khéo với mô hình "1+3"

    Cùng với phong trào “Hai giữ về an ninh trật tự”, Hội Cựu chiến binh xã Điện Phương (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã phát động xây dựng, triển khai mô hình dân vận khéo “1+3” mang lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại địa phương. 

  • Dân vận bằng cả tấm lòng

    Vận động quần chúng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực. Muốn vậy, mỗi cán bộ luôn phải có “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Thấm nhuần lời Bác dạy, cán bộ hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tại TP. Hồ Chí Minh đã dân vận bằng cả tâm huyết và tấm lòng.

  • Nữ cán bộ Khmer được dân tín nhiệm

    Hơn 10 năm công tác, trải qua nhiều vị trí, chị Thạch Thị Li Na ở ấp Sóc Ruộng, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được người dân tín nhiệm và tin yêu. Chị là một trong những tấm gương phụ nữ Khmer vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.

  • Những người có uy tín làm "dân vận khéo" ở huyện Krông Ana

    Bằng những cách thức của riêng mình, nhiều người có uy tín ở huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã trở thành hạt nhân tích cực trong công tác dân vận, cùng người dân chăm lo phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự địa phương.

  • Nữ trưởng thôn làm dân vận khéo

    Trách nhiệm, gương mẫu, hết lòng vì công việc và được nhân dân tin tưởng, quý mến - đó là nhận xét của người dân khi được hỏi về bà Nguyễn Thị Thám - Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đoài Khê (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

  • Người 25 năm 'vác tù và...'

    Ở vùng núi nhiều khó khăn như xã Bình Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, Bí thư Chi bộ thôn 1 Trần Văn Lợi vẫn cần mẫn, tâm huyết với nhiệm vụ của Đảng và công tác dân vận suốt nhiều năm qua.

  • Đổi thay của xã vùng sâu từ thành công của mô hình dân vận khéo

    Năm 2018, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An tập trung triển khai thực hiện “Năm Dân vận chính quyền” và thực hiện các mô hình “Dân vận khéo”, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Khi lòng dân thuận, nhà nước và nhân dân cùng làm thì “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

  • "Có hiểu từng nhà, từng người mới vận động tốt được"

    Trong 12 cá nhân tiêu biểu được khen thưởng nhân dịp 3 năm thực hiện Chỉ thị 05 trên địa bàn huyện Ðạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng vừa qua, bà Nguyễn Thị Nhung (56 tuổi) - Trưởng Ban công tác Mặt trận, kiêm Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Xuân Châu, xã Ðạ Pal là cá nhân duy nhất được tuyên dương ở nội dung vận động Nhân dân.

  • “Dân vận khéo” ở Nghĩa Lộ

    Năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái có 310 tập thể, cá nhân đăng ký thực hiện mô hình “Dân vận khéo” (DVK) trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó 148 mô hình tổ hợp tác, 14 mô hình kinh tế cá nhân, 47 mô hình văn hóa xã hội, 55 mô hình quốc phòng an ninh, còn lại là các mô hình xây dựng hệ thống chính trị, "5 không, 3 sạch”, "Thắp sáng đường quê”, tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp và tuyến đường hoa.

  • Trưởng thôn "dân vận khéo"

    Những năm qua, ông Nguyễn Nghĩa Thắng - Trưởng thôn Tân Phú (xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, Gia Lai) luôn phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở. Nhờ hiểu rõ hoàn cảnh từng gia đình, ông trở thành cầu nối tháo gỡ nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân, tăng cường đoàn kết cộng đồng.

  • Thầy giáo trẻ làm “dân vận” ở xứ Mường

    Những năm tháng đầu tiên bước chân vào nghề, vượt lên mọi khó khăn của công việc dạy học ở vùng cao, gác lại bao lời mời gọi nơi phố thị, lặng lẽ trèo non, vượt suối đến với vùng cao, thầy giáo Nguyễn Duy Thể đã và đang cống hiến sức trẻ ở nơi con chữ đang khát khao được gieo mầm.

  • Lan tỏa những mô hình "dân vận khéo" ở thị xã Bỉm Sơn

    Thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo”, đảng ủy, chính quyền phường Ba Đình, TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng nhiều mô hình, điển hình "dân vận khéo" trên các lĩnh vực. Đáng chú ý là mô hình "dân vận khéo" trong nâng cấp, mở rộng các tuyến đường và hệ thống vỉa hè, cống rãnh thoát nước, điện chiếu sáng, đã có sức lan tỏa lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị của phường.

  • Bí thư chi bộ vùng giáo trăn trở việc làng, tiên phong việc Đảng

    Nhiều người đã nhận xét về ông Nguyễn Văn Mến (SN 1966) - Bí thư chi bộ thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là người khéo làm dân vận, vận động bà con giáo dân phát huy truyền thống kính Chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo.