Thứ Hai, 29/4/2024
  • Lễ cúng rừng của người Nùng

    Lễ cúng rừng (Mo đổng trư) của người Nùng thường được tổ chức vào ngày thìn đầu tiên của tháng 2 và tháng 7 âm lịch hằng năm. Lễ cúng gồm có lợn, gà và rượu, sau khi mổ xong sắp lên mâm cúng.

  • Lễ Bắn của người Xê Đăng Tơ Đrá tại Kon Tum

    Lễ Bắn là một trong những lễ hội lớn của làng, không cố định thời gian tổ chức, có khi là 1-2 năm, có khi đến 15-20 năm vẫn chưa tổ chức lại. Quy mô Lễ Bắn có thể nói là hoành tráng nhất trong các lễ hội của người Xê Đăng Tơ Đrá tại Kon Tum, mang ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân bản địa nơi đây, bởi khi làng có trên 10 sự kiện lớn, nhỏ, các gia chủ của sự kiện đó mới cùng nhau tổ chức được Lễ Bắn. 

  • Vẻ đẹp Việt trong áo dài Trạch Xá

    Hiếm có trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên vẻ đẹp thướt tha, mềm mại của người phụ nữ như áo dài Việt Nam. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành hồn cốt dân tộc, là biểu tượng văn hóa bất diệt không thể trộn lẫn với bất cứ nền văn hóa nào khác…

  • Gốm Phù Lãng: Vẻ đẹp mang tên "hồn quê"

    Phù Lãng là một trong số những làng gốm nổi tiếng của miền Bắc thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng, Phù Lãng mang vẻ trầm tư của một làng nghề gốm cổ. Cái sắc nâu “vàng óng da lươn” của gốm Phù Lãng mấy trăm năm vẫn phảng phất cái chất quê, hồn quê mộc mạc, bình dị đến nao lòng…

  • Về thăm làng nghề lụa Tân Châu

    Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh An Giang, thị xã Tân Châu được biết đến với nghề dệt lụa nổi tiếng lâu đời, gắn liền với thương hiệu Lãnh Mỹ A “danh nổi như cồn” có từ bao đời nay. Để tạo ra được những tấm lụa mềm mịn óng ả, người Tân Châu hết sức kỳ công trong việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt và nhuộm vải. Đây là nghề cha truyền con nối, được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác…

  • Độc đáo tục đắp bếp mới của đồng bào dân tộc Mường

    Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường có thể thấy những ngôi nhà sàn truyền thống có không gian thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi cho việc sinh hoạt gia đình. Trong nhà có hai bếp lửa đặt ở hai gian khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân. 

  • Trẩy hội Chợ Viềng - rước lộc đầu năm

    Chợ Viềng - Nam Định, có lẽ là một trong những loại hình chợ phiên đậm chất văn hóa vùng Bắc Bộ nhất còn lưu truyền đến ngày nay. Mỗi độ Tết đến Xuân về, đã thành thông lệ, từ đêm mồng 7 đến sáng mồng 8 tháng Giêng Âm lịch, không chỉ người dân Nam Định và các tỉnh phía Bắc, mà cả du khách ở miền Trung và miền Nam cũng nô nức rủ nhau đi chợ Viềng du Xuân - phiên chợ chỉ diễn ra một lần trong năm.

  • Gia đình và sự gắn kết nhân tâm

    Cho dù tồn tại dưới dạng thức nào, truyền thống hay hiện đại, gia đình, tự bản thân đã luôn đảm nhiệm vai trò là điểm xuất phát, điểm trở về để gắn kết và nuôi dưỡng nhân tâm của con người.

  • Khám phá tục múa sắc bùa của người Mường ở Thanh Hóa

    Múa sắc bùa là loại hình truyền thống của nhiều địa phương trên khắp cả nước, hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều tỉnh thành như Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bến Tre... Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có tập tục và cách thể hiện khác nhau.

  • Hát Páo dung: Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao Văn Yên, Yên Bái

    Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao Văn Yên, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.

  • Đàn bầu đậm nét tinh hoa văn hóa Việt

    Trên thế giới có rất nhiều loại đàn một dây nhưng đàn một dây mang tên đàn bầu rất khác biệt, đậm chất Việt Nam. Đàn bầu với âm thanh trong trẻo, quyến rũ phù hợp với tình cảm, tâm hồn, ngôn ngữ của người Việt Nam. Không chỉ là nhạc cụ truyền thống, với quá trình phát triển cho thấy: cây đàn này thực sự là một “nhân chứng” đặc biệt trong dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam.

  • Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật xòe Thái

    Xòe Thái là nghệ thuật múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc nước ta, nhất là ở 4 tỉnh gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái. Trong đó, Yên Bái là tỉnh được lựa chọn đăng cai xây dựng hồ sơ nghệ thuật xòe Thái trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Đi qua xứ sở mây Y Tý

    Ở nơi địa đầu tổ quốc, Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) không chỉ được biết với vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang, những dãy núi cao chót vót, mà còn được ví như "xứ sở của mây".

  • Tới Hà Giang ghé thăm chợ bò Mèo Vạc

    Hà Giang có một phiên chợ rất đặc biệt, đó là phiên chợ bò diễn ra vào ngày chủ nhật hằng tuần ở huyện Mèo Vạc. Phiên chợ ấy không chỉ là nơi để bà con người dân tộc trao đổi buôn bán mà còn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt - đây cũng là một điểm nhấn đáng chú ý để phát triển kinh tế, du lịch địa phương.

  • Có một loài hoa "Tím miên man, dịu vợi đến nao lòng"

    Tháng 10, với bất kỳ ai đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá, không thể không ước được một lần lên với miền cực Bắc của Tổ quốc, nơi những cánh hoa Tam giác mạch (TGM) tím, hồng nhẹ nhàng lay động trong làn gió thu giữa Cao nguyên đá hùng vĩ.

Xem nhiều nhất