Thứ Năm, 5/12/2024
Hội thảo khoa học “Truyền thống phong trào công nhân, bài học đổi mới và giải pháp hoạt động CĐ trong thời gian tới”
Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: H.A

Các đồng chí: Phạm Thế Duyệt – nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Lâm Phương Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; GS.TS Phùng Hữu Phú – nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư… tham dự hội thảo.

Tham dự Hội thảo khoa học còn có hơn 50 đại biểu đến từ các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các nhà khoa học đầu ngành, đã có nhiều năm nghiên cứu về phong trào công nhân, tổ chức CĐ  Việt Nam thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện CN và CĐ , Trường Đại học CĐ  Việt Nam; lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, đại diện các Ban, đơn vị và một số LĐLĐ, TP, CĐ ngành T.Ư, CĐ Tổng Cty trực thuộc Tổng LĐLĐVN…

Các đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; GS.TS Phùng Hữu Phú – nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư; Nguyễn Văn Ngàng – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đồng chủ trì hội thảo…

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết: Cách đây 130 năm, không khí đấu tranh của CN đòi giảm giờ làm khởi nguồn từ thành phố Chicago  từ ngày 1.5.1886 sục sôi và lan rộng ra khắp nước Mỹ. Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung, tạo thành phong trào đoàn kết đấu tranh của giai cấp CN khắp nước Mỹ và châu Âu. Mặc dù phong trào bị đàn áp đẫm máu, song với việc chính quyền tư sản buộc phải ban hành quy định ngày làm việc 8 giờ, phong trào đấu tranh của CN đã giành được thắng lợi quan trọng. Để 3 năm sau đó, Đại hội thành lập Quốc tế II đã chính thức quyết nghị lấy ngày 1.5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của giai cấp CN trên toàn thế giới. Từ đó, ngày 1.5 trở thành Ngày Quốc tế lao động. Mặc dù ra đời muộn, song với tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, giai cấp CN Việt Nam đã sớm hưởng ứng

Ngày Quốc tế lao động, thể hiện tinh thần đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất. Ngày 29.4.1946, chỉ hơn nửa năm sau khi nước nhà giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 56.SL quy định quyền được nghỉ làm việc có hưởng lương vào Ngày Quốc tế lao động đối với người lao động cả nước. Sắc lệnh thể hiện tính dân chủ, nhân văn của nhà nước non trẻ, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu đến quyền lợi thiết thân của người lao động. Ngày 1.5.1946, từ đó, trở thành “Ngày Tết lao động” chung của giai cấp CN và nhân dân lao động Việt Nam.

Chủ tịch Bùi Văn Cường nhấn mạnh: Có thể nói ý nghĩa lịch sử của Ngày Quốc tế lao động và Sắc lệnh số 56.SL đã để lại cho phong trào CN, hoạt động của tổ chức CĐ  Việt Nam những bài học kinh nghiệm rất có giá trị về tập hợp, đoàn kết và chăm lo, bảo vệ quyền lợi thiết thân của CN lao động. Những bài học đó càng đặc biệt có giá trị khi nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Hội thảo là một diễn đàn khoa học quan trọng nhằm đúc kết bài học kinh nghiệm từ ý nghĩa lịch sử của Ngày Quốc tế lao động 1.5 và Sắc lệnh số 56.SL, đề xuất, kiến nghị giải pháp thúc đẩy phong trào công nhân, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức CĐ  Việt Nam trong tình hình mới, trước những thách thức đặt ra khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những thách thức của tình hình mới đang đặt ra các các đòi hỏi cấp bách đối với tổ chức CĐ . Hy vọng thông qua hội thảo này, tổ chức CĐ  Việt Nam sẽ nhận được những gợi mở để có câu trả lời cho những đòi hỏi như: Phương thức hoạt động của tổ chức CĐ  Việt Nam phải đổi mới như thế nào?  Tổ chức phải đổi mới như thế nào? Cán bộ CĐ  phải như thế nào? Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động phải thực hiện như thế nào?

Tại hội thảo, các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ CĐ  có các tham luận tập trung vào 2 nhóm vấn đề: Ý nghĩa lịch sử Ngày Quốc tế lao động 1.5 và Sắc lệnh số 56.SL ngày 29.4.1946 và bài học kinh nghiệm đối với phong trào công nhân, hoạt động CĐ  Việt Nam; những vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức CĐ  Việt Nam trong tình hình mới.

Nguồn: laodong.com.vn, ngày 6/5/2016

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác